Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thở khò khè, nguyên nhân thường gặp là do trẻ mắc các bệnh về phổi như viêm phế quản, viêm phổi, nghiêm trọng hơn
là bệnh hen suyễn. Mẹ cần chăm sóc như thế nào để trẻ khỏe mạnh?
Khi ngủ, bé hay thở khò khè có thể là dấu hiệu của bệnh hô
hấp. Khi áp sát tai gần miệng trẻ, nếu mẹ nghe thấy tiếng con thở bất thường,
gần giống như tiếng ngáy, đó chính là định nghĩa của tiếng thở khò khè. Ở lứa
tuổi từ 2-3, bé dễ gặp hiện tượng này nhất, do phế quản lúc này còn quá nhỏ nên
dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và tắc nghẽn khi bị viêm nhiễm. Hầu như khoảng
30-40% trẻ bú mẹ đều có triệu chứng này, nhất là trong lúc ngủ.
Cho con nằm gối, đắp chăn quá dày, cho con nằm sấp... Đó là
một số sai lầm kinh điển khiến sức khỏe của bé bị đe dọa.
1/ Nguyên nhân trẻ sơ sinh thở khò khè
-Nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng này đó chính là do
bệnh hen suyễn. Trẻ bị hen suyễn rất hay thở khò khè khi ngủ.
-Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường bị viêm tiểu phế quản, dị ứng,
trào ngược dạ dày, do đó cũng rất dễ thở khò khè.
-Với trẻ dưới 1 tuổi, thở khò khè có thể là do bị mềm sụn
thanh quản, hoặc vùng thanh quản của trẻ bị chèn ép bởi các mạch máu lớn.
-Trong thời gian bị sốt, ho, trẻ cũng thường hay khó thở,
phổi có tiếng ro ro bất thường, và đây chính là dấu hiệu của bệnh viêm phổi.
-Nếu bị viêm thanh phế quản cấp tính, bé sẽ thường xuyên ho,
khàn tiếng và khó thở kèm theo tiếng thở khò khè vào ban đêm.
-Trẻ có thể bị tim bẩm sinh nếu thường xuyên khó thở, khò
khè sau sinh, bú kém.
-Dị vật ở đường thở cũng có thể gây ra tình trạng này ở trẻ
từ 4-5 tháng tuổi.
-Viêm amiđan cấp tính đôi khi cũng làm bé bị khò khè có đờm.
-Ngoài ra các bệnh xơ sợi bẩm sinh, bất thường sọ hầu bẩm
sinh, khối u ở phổi cũng khiến bé bị khò khè khi ngủ.
2/ Xử trí thế nào khi bé hay thở khò khè
Vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên giúp mũi trẻ thông thoáng,
trẻ dễ thở hơn. Nhỏ khoảng 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ có thể giúp
cải thiện tình hình này. Tuy nhiên, mẹ cũng nên phân biệt giữa tiếng thở khò
khè và tiếng thở do bị tắc mũi.
Trong quá trình chăm sóc bé, nếu con có biểu hiện nặng hơn,
tình trạng khò khè không dứt, mẹ nên đưa bé đi thăm khám để được điều trị kịp
thời, nhất là các trường hợp sau:
-Trẻ lần đầu tiên thở khò khè kèm khó thở, tím tái.
-Bé dưới 3 tháng tuổi bị khò khè cần được đưa đến bệnh viện
ngay, bởi đây là triệu chứng nặng khi trẻ ở lứa tuổi này.
-Trẻ thở khò khè kéo dài 3-4 tuần cần được đưa đến khám và
làm xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác bệnh.
-Trẻ có tiền sử bị hen suyễn, bỗng khó thở đột ngột, tiếng
thở khò khè, cần được đi khám sớm.
-Trẻ thở khò khè kèm nôn ói, sốt cao.
Xem thêm bài viết: Phòng và điều trị ho khò khè cho bé bằng tinh dầu tràm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét